5 loại trí tuệ cảm xúc giúp bạn thăng tiến hơn trong sự nghiệp

Trước những năm 1985, người ta tự đặt cho những cảm xúc thông minh của con người là trí thông minh. Năm 1983, cuốn sách “Những cơ cấu của nhận thức: Lý thuyết về đa trí thông minh” của tác giả Howard Gardner đã chia sẻ với bạn đọc về yếu tố cảm xúc trong các loại trí thông minh.

Năm 1985, Wayne Payne là người can đảm sử dụng thuật ngữ trí tuệ cảm xúc trong luận án tiến sĩ mang tên: Nghiên cứu về xúc cảm “Phát triển trí tuệ cảm xúc". Nhưng 5 loại trí tuệ cảm xúc phổ biến hiện nay được khai thác bởi Salovey và Mayer (1990) cùng Goleman (1995).

Vậy 5 loại "trí thông minh cảm xúc" mà con người cần phát triển là gì?

1. Tự nhận thức – Self-awareness

Tự nhận thức, hay cách nhận biết và thấu hiểu cảm xúc của bản thân được đánh giá là kỹ năng quan trọng nhất. Tuy nhiên, chúng ta cần nhận thức được những ảnh hưởng của hành động, tâm trạng và cảm xúc của chính mình đối với người khác.

Những người có khả năng tự nhận thức cũng có khả năng nhận ra điểm mạnh và hạn chế của họ, cởi mở để học hỏi những điều mới, đồng thời nhận định và nắm bắt kiến thức từ những tương tác của họ với những người khác. Goleman cho rằng những người có nhận thức về bản thân có khiếu hài hước, tự tin vào bản thân và khả năng của mình, đồng thời nhận thức được cách người khác nhìn nhận về họ.

2. Tự điều chỉnh – Self-regulation

Để đảm bảo mọi hành động và suy nghĩ của bạn được kiểm soát, bạn cần phải có kỹ năng tự điều tiết và quản lý cảm xúc của mình.

Điều này không đồng nghĩa với việc bạn phải khóa hay gông kìm cảm xúc của bản thân mà là cách bạn lựa chọn không gian, thời gian thích hợp để phô bày chúng.

Người có khả năng tự điều chỉnh mạnh mẽ có xu hướng sống linh hoạt và khả năng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng. Đa phần họ là người có sự tận tâm, và luôn đặt nặng trách nhiệm của bản thân vì hiểu được điều họ làm ảnh hướng tới người khác.

3. Kĩ năng xã hội – Social skills

Việc có thể tương tác tốt với người khác được gọi là kỹ năng xã hội. Phát triển một cách mạnh mẽ kỹ năng này cho phép bản thân xây dựng các mối quan hệ có ý nghĩa với người khác và phát triển bản thân mạnh mẽ hơn.

Người có kỹ năng xã hội tốt thường có thiên hướng sống về bạn bè và có nhiều mối quan hệ.Trong công việc, họ tận dụng được tối đa tiềm lực của kỹ năng này để phát triển sự nghiệp và thăng tiến nhanh chóng hơn.

4. Sự đồng cảm – Empathy

Hiểu và cảm nhận được trạng thái cảm xúc của người khác là yếu tố cực kỳ quan trọng trong nhóm trí tuệ cảm xúc. Không đơn thuần chỉ hiểu, bạn cần nhiều kỹ năng hơn để xây dựng chùm phản ứng phía sau.

Đồng cảm cũng chính là việc truyền động lực, vực dậy tinh thần cho người khác khi nhận được yếu tố tích cực hoặc tiêu cực trong cảm xúc của họ.

Những người có kỹ năng này thường cảm nhận được ai sở hữu quyền lực trong các mối quan hệ khác nhau. Họ thường phát triển sự nghiệp tốt ở những lĩnh vực quan hệ khách hàng và chính trị.

5. Tự tạo động lực – Motivation

Động lực được hình thành bên trong từ khối cảm xúc sẵn có của chúng ta. Người thông minh về loại cảm xúc này luôn tự thúc đẩy được chính bản thân họ mà không vì bất kỳ phần thưởng nào bên ngoài.

Họ luôn tạo dựng được niềm đam mê để thực hiện các nhu cầu và mục tiêu bên trong của chính họ. Họ tìm kiếm phần thưởng nội bộ, dòng trải nghiệm từ việc hòa hợp với một hoạt động và theo đuổi những trải nghiệm tốt hơn.

Những người có năng lực trong nhóm trí tuệ cảm xúc này thường thiên về hành động. Họ đặt mục tiêu rõ ràng, có nhu cầu thành tích cao và luôn tìm cách để mỗi ngày đều tốt lên. Họ cũng có xu hướng rất cam kết và giỏi chủ động.

Đào tạo kỹ năng làm việc văn phòng và kinh doanh 

cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

Liên hệ

© 2023 - Bản quyền của Công ty cổ phần Skills Bridge

Skills Bridge cung cấp các chương trình đào tạo giúp cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nâng cao kỹ năng chuyên môn, kỹ năng lãnh đạo và xây dựng doanh nghiệp thành công.

© 2024 - Bản quyền của Công ty cổ phần Skills Bridge

Skills Bridge cung cấp các chương trình đào tạo giúp cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nâng cao kỹ năng chuyên môn, kỹ năng lãnh đạo và xây dựng doanh nghiệp thành công.

© 2024 - Bản quyền của Công ty cổ phần Skills Bridge