Tự Học Phân Tích Dữ Liệu: Bí Quyết Đọc Hiểu Thế Giới Số


Tự học phân tích dữ liệu có thể là một hành trình đầy thách thức, đặc biệt khi bạn chưa biết bắt đầu từ đâu và chưa có cách tiếp cận hiệu quả nhất.

Theo khảo sát của Kaggle, 64% chuyên gia phân tích dữ liệu cho biết họ bắt đầu tự học từ các tài liệu tự học và các khóa học online trước khi tham gia các dự án thực tế. Tối ưu hóa lộ trình tự học phân tích dữ liệu, từ việc hiểu rõ các bước cần thiết và làm quen với các công cụ hỗ trợ phổ biến sẽ giúp bạn nhanh chóng làm chủ lĩnh vực này. 

1. Lộ Trình Tự Học Phân Tích Dữ Liệu

1.1. 5 Bước Tự Học Cơ Bản

Lộ trình tự học phân tích dữ liệu giúp bạn xây dựng nền tảng vững chắc từ (1) những khái niệm cơ bản đến (2) các công cụ hỗ trợ phân tích cũng như (3) các kỹ năng cần thiết. 5 bước tự học sau đây sẽ giúp bạn nắm vững cách ứng dụng các kỹ thuật vào thực tế, từ các bài toán kinh doanh đến dự đoán xu hướng.

(1) Xây dựng nền tảng cơ bản: Nắm rõ các khái niệm cơ bản về phân tích dữ liệu, xác suất thống kê, cấu trúc dữ liệu và các thuật toán trong phân tích để có cái nhìn tổng quát về phân tích dữ liệu và cách dữ liệu được triển khai. Khi đã hiểu rõ các khái niệm cơ bản này, việc tiếp cận những khái niệm phức tạp hơn sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

(2) Tìm hiểu các công cụ hỗ trợ: Sau khi đã có nền tảng kiến thức vững chắc, bạn cần làm quen với các công cụ hỗ trợ để làm việc với dữ liệu hiệu quả hơn. Các công cụ này như Excel, Google Sheets, Python, R và SQL sẽ giúp bạn quản lý và truy vấn dữ liệu hiệu quả.

(3) Học cách thu thập và làm sạch dữ liệu : Làm sạch dữ liệu bao gồm việc (1) loại bỏ giá trị thiếu, (2) xử lý dữ liệu ngoại lệ và (3) định dạng lại dữ liệu. Bạn có thể học cách thu thập và làm sạch dữ liệu từ nhiều nguồn như các nền tảng học tập hoặc các file CSV, Excel để làm quen bước đầu.

(4) Trực quan hóa dữ liệu vừa thu thập: Trực quan hóa giúp dữ liệu trở nên dễ hiểu và dễ truyền đạt thông tin. Hãy học cách trực quan hóa bằng các biểu đồ và đồ thị đơn giản bằng Excel nhằm nhận diện các mẫu, xu hướng trong dữ liệu và giúp người xem đọc hiểu dữ liệu một cách chủ động hơn.

(5) Thực hành với các bài tập: Thực hành phân tích trên các bộ dữ liệu thực tế là cách tốt nhất để củng cố kiến thức và nâng cao kỹ năng. Ngoài ra, việc xây dựng các dự án cá nhân cũng là cách hiệu quả để bạn áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. 

5 bước tự học phân tích dữ liệu

1.2. Trang Bị Những Kỹ Năng Cần Thiết

Để phát triển trong phân tích dữ liệu, bạn cần trang bị những kỹ năng cốt lõi gồm (1) phát triển tư duy phân tích dữ liệu, (2) nâng cao kỹ năng thống kê(3) cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề. Việc nắm vững các kỹ năng này không chỉ giúp lộ trình học tập của bạn thuận lợi hơn trong việc phân tích và trực quan hóa dữ liệu mà còn trình bày kết quả một cách dễ hiểu hơn. Để tìm hiểu chi tiết hơn về các kỹ năng này, hãy tham khảo bài viết về 5 Phút Hiểu Rõ Phân Tích Dữ Liệu: Làm Sao Để Phân Tích Dữ Liệu Hiệu Quả?

2. Làm Quen Với Những Công Cụ Hỗ Trợ

2.1. Các Công Cụ Phân Tích Dữ Liệu Phổ Biến

Các công cụ phân tích dữ liệu phổ biến không chỉ giúp bạn (1) thu thập, xử lý và trực quan hóa thông tin mà còn (2) hỗ trợ trong việc đưa ra những quyết định dựa trên dữ liệu một cách chính xác và hiệu quả hơn.

Bắt đầu đơn giản với Microsoft Excel và Google Sheets

(1) Microsoft Excel: Excel cho phép bạn thực hiện các phép tính đơn giản, tổ chức, phân loại dữ liệu và tạo biểu đồ để tìm ra các xu hướng từ dữ liệu. Ngoài ra, Excel có tính năng hỗ trợ hàng loạt hàm thống kê và công cụ lập mô hình cơ bản.

(2) Google Sheets: Google Sheets cung cấp các chức năng tính toán, phân tích cơ bản và tạo biểu đồ. Điểm mạnh của Google Sheets là khả năng cộng tác trực tuyến, cho phép nhiều người cùng làm việc trên một tệp dữ liệu, rất hữu ích khi bạn làm việc nhóm hoặc cần chia sẻ dữ liệu ngay lập tức.

Các công cụ phân tích nâng cao

(1) PythonR: Python hỗ trợ việc xử lý, phân tích và trực quan hóa dữ liệu mạnh mẽ. R cũng là một lựa chọn tuyệt vời trong lĩnh vực thống kê cho phép tạo ra các biểu đồ chất lượng cao.

(2) SQL (Structured Query Language): SQL là ngôn ngữ thiết yếu trong việc truy xuất và quản lý dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu lớn. Với khả năng xử lý dữ liệu nhanh chóng, SQL cho phép bạn lấy dữ liệu, thực hiện các truy vấn phức tạp và kết hợp nhiều bảng dữ liệu để tạo ra báo cáo chính xác.

(3) TableauPower BI: Đây là những công cụ trực quan hóa dữ liệu mạnh mẽ, giúp chuyển hóa dữ liệu thành các biểu đồ và bảng biểu sinh động. Tableau nổi tiếng với khả năng tạo các biểu đồ tương tác nhanh chóng và dễ dàng chia sẻ. Còn Power BI giúp tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn và tạo báo cáo chuyên nghiệp.

2.2. Cách Chọn Công Cụ Phù Hợp

Thống kê từ Dataquest cho thấy 52% người mới học phân tích dữ liệu bị quá tải bởi số lượng công cụ và kỹ thuật khác nhau, dẫn đến chán nản. Đối với người mới bắt đầu, việc chọn đúng và hiểu rõ cách sử dụng các công cụ sẽ giúp tiết kiệm thời gian, cải thiện chất lượng phân tích. Những tiêu chí sau đây sẽ giúp bạn lựa chọn công cụ phù hợp:

(1) Xác định mục tiêu phân tích: Nếu bạn cần thực hiện các phân tích cơ bản hoặc tạo báo cáo nhanh, các công cụ như Excel hoặc Google Sheets có thể đáp ứng tốt. Đối với các phân tích chuyên sâu hơn, đặc biệt là các phân tích thống kê hoặc dự đoán phức tạp, bạn có thể cần đến Python, R, hoặc SQL.
(2) Xác định loại dữ liệu cần phân tích: Nếu bạn phân tích dữ liệu từ cơ sở dữ liệu lớn hoặc dữ liệu phi cấu trúc thì SQL hoặc Python là lựa chọn tối ưu.Các công cụ như Excel hoặc Tableau sẽ giúp tiết kiệm thời gian và công sức khi cần phân tích các tập dữ liệu nhỏ.
(3) Mức độ kỹ năng hiện tại: Đối với người mới bắt đầu, các công cụ thân thiện như Excel, Google Sheets, hoặc Tableau thường dễ tiếp cận. Các công cụ lập trình như Python hay R đòi hỏi kỹ năng lập trình và kiến thức chuyên sâu hơn nên phù hợp hơn với người có kinh nghiệm hoặc sẵn sàng học thêm về lập trình.
(4) Khả năng mở rộng và linh hoạt: Nếu công việc yêu cầu khả năng mở rộng phân tích hoặc xử lý khối lượng dữ liệu lớn, hãy chọn các công cụ linh hoạt và dễ mở rộng như Python, R, hoặc SQL. Chúng giúp xử lý lượng dữ liệu lớn một cách hiệu quả và có thể tích hợp với nhiều công cụ khác.

3. Những Lỗi Cần Tránh Khi Học Phân Tích Dữ Liệu

Khi bắt đầu học phân tích dữ liệu, có một số lỗi phổ biến mà nếu không nhận ra và khắc phục, sẽ ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của bạn:

(1) Thiếu mục tiêu rõ ràng: Thiếu mục tiêu rõ ràng dẫn đến việc học thiếu tập trung và khó đánh giá tiến bộ. Đặt ra các mục tiêu cụ thể, như học về các kỹ thuật thống kê cơ bản hay làm chủ một công cụ cụ thể sẽ giúp bạn định hướng quá trình học.
(2) Chỉ tập trung vào thực hành mà bỏ qua lý thuyết: Lý thuyết là nền tảng quan trọng giúp bạn hiểu cách áp dụng các công cụ và kỹ thuật trong phân tích dữ liệu. Thiếu hiểu biết về lý thuyết sẽ khiến bạn khó phân tích dữ liệu chính xác và dễ dàng mắc sai lầm trong suy luận.
(3) Kiểm tra dữ liệu không kỹ: Dữ liệu sai sót hoặc không phù hợp có thể dẫn đến kết quả phân tích không chính xác. Trước khi phân tích, bạn nên kiểm tra dữ liệu kỹ lưỡng, tìm lỗi như giá trị trống, dữ liệu bất thường, hoặc sai lệch nhằm đảm bảo tính chính xác.
(4) Chọn sai công cụ hoặc phương pháp phân tích: Hiểu rõ từng công cụ và phương pháp phù hợp với loại dữ liệu cũng như mục tiêu phân tích sẽ giúp bạn tối ưu hiệu suất làm việc. Chọn sai công cụ hoặc phương pháp phân tích có thể dẫn đến lãng phí thời gian và kết quả không như mong đợi.
(5) Không kiên nhẫn và học quá nhanh: Học quá nhanh mà không nắm vững các khái niệm dễ dẫn đến cảm giác chán nản và khó khăn khi giải quyết các bài toán phức tạp sau này. Hãy kiên nhẫn và tập trung để tiến từng bước để đảm bảo đạt được kết quả trong lâu dài.

Những lỗi cần tránh khi học phân tích dữ liệu

Lời Kết

Hành trình tự học phân tích dữ liệu không hề dễ dàng, đặt biệt là với những bạn không quá quen thuộc với số liệu. Song bạn hoàn toàn có thể đạt được kết quả mong muốn với một lộ trình rõ ràng và cách tiếp cận phù hợp. Hãy bắt đầu ngay từ hôm nay để mở ra những cơ hội nghề nghiệp tiềm năng trong lĩnh vực đầy hấp dẫn này.

Đào tạo kỹ năng làm việc văn phòng và kinh doanh 

cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

Liên hệ

© 2023 - Bản quyền của Công ty cổ phần Skills Bridge

Skills Bridge cung cấp các chương trình đào tạo giúp cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nâng cao kỹ năng chuyên môn, kỹ năng lãnh đạo và xây dựng doanh nghiệp thành công.

© 2024 - Bản quyền của Công ty cổ phần Skills Bridge

Skills Bridge cung cấp các chương trình đào tạo giúp cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nâng cao kỹ năng chuyên môn, kỹ năng lãnh đạo và xây dựng doanh nghiệp thành công.

© 2024 - Bản quyền của Công ty cổ phần Skills Bridge