“Bẫy Tâm Lý” Khi Làm Việc Cùng AI - 3 Tư Duy Để Không Lệ Thuộc

Khi AI len lỏi vào từng khía cạnh công việc và đời sống, một câu hỏi lớn dần hiện lên: "Liệu chúng ta đang dùng AI như một công cụ hỗ trợ hay đang dần bị phụ thuộc trong việc đưa ra quyết định?"

Câu hỏi trên chạm đến một nỗi lo rất thật rằng chúng ta có đang đánh mất khả năng suy nghĩ độc lập khi làm việc cùng với AI hay không?

Theo nghiên cứu từ Harvard Business Review, chỉ 30% nhà quản lý hiện nay có đủ kỹ năng và kiến thức để sử dụng AI như một đối tác tư duy trong việc ra quyết định.

Thay vì hoàn toàn phó mặc mọi việc cho AI, trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu cách rèn luyện tư duy "AI hỗ trợ – tôi quyết định", để biến công nghệ thành người đồng hành thông minh.

1. Giải Mã “Automation Bias” + “Hallucination” Và Cơ Chế Vận Hành Của AI

1.1. Khái Niệm “Automation Bias” & “Hallucination”

Bạn đã bao giờ nghe đồng nghiệp hoặc bạn bè nói rằng: “AI nói vậy thì chắc đúng rồi”? Nếu có, đó chính là lúc Automation Bias – xu hướng “thiên kiến tự động hoá” hay “tin máy hơn tin mình” xuất hiện. Hiệu ứng tâm lý khiến chúng ta mặc định tin vào kết quả từ công nghệ mà không cần kiểm chứng.

Chính niềm tin gần như tuyệt đối này khiến người dùng dễ dàng chấp nhận mọi đầu ra từ AI, kể cả khi chúng chứa thông tin sai lệch.

Trong khi đó, các công cụ AI hoàn toàn có khả năng đưa ra thông tin không chính xác. Hiện tượng này còn gọi là AI Hallucination - “ảo giác AI”.

Khái niệm được định nghĩa khi AI tạo ra thông tin sai sự thật, nhưng lại được trình bày rất logic và thuyết phục. 

Vì thế, nếu không có kỹ năng kiểm tra chất lượng đầu ra của AI, bạn có thể gặp rủi ro. Hãy tưởng tượng, bạn đưa một bản báo cáo cho sếp với số liệu từ ChatGPT mà chưa kiểm tra. Bạn sẽ làm gì khi sếp phát hiện ra số liệu sai? Bạn sẽ nói là cái này do AI làm nên em không biết? Không thể, đúng không? Như vậy sếp sẽ đánh giá là bạn không có trách nhiệm với công việc của mình và không có khả năng quản lý hay giao việc cho nhân viên hoặc AI hiệu quả. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến uy tín và khả năng thăng tiến của bạn.

1.2. Cơ Chế Vận Hành Của AI

Sự thật là AI không phải một “bộ não siêu nhiên”. Nó hoạt động dựa trên dữ liệu quá khứ, được “đào tạo” trước đó – ví dụ: hàng triệu văn bản, hình ảnh, hoặc hành vi người dùng. Sau đó, AI sử dụng các mô hình thống kê và thuật toán học máy (machine learning) để phát hiện quy luật, từ đó đưa ra phản hồi phù hợp.

Dưới áp lực của công việc, chúng ta thường có khuynh hướng “gật đầu” tin ngay vào kết quả AI đưa ra mà không cần kiểm chứng. Điều này dẫn đến không ít sai sót, đặc biệt khi dữ liệu AI sử dụng chưa đầy đủ hoặc bị sai lệch.

Đừng để thói quen “tìm kết quả nhanh” khiến bạn bỏ lỡ cơ hội tư duy sâu sắc. Hiểu được cơ chế vận hành của AI chính là bước đầu để biến công nghệ thành người cộng sự đáng tin cậy. 

Khái niệm “Automation Bias”

Nội dung này được tài trợ bởi Skills Bridge. Trước khi đi tiếp, Skills Bridge muốn giới thiệu đến bạn khóa học AI Productivity dành cho DOANH NGHIỆP.

Nếu bạn đang tìm kiếm cách thức để đột phá hiệu suất và giải quyết các thách thức trong công việc, khóa học 'AI Productivity - x10 hiệu suất doanh nghiệp với AI' chính là sự lựa chọn dành cho bạn.

Với khóa học này, đội ngũ của bạn sẽ được trang bị tư duy làm việc mới và học cách thành thạo 10 công cụ AI để tối ưu quy trình làm việc một cách thông minh. Từ đó, chuyển hóa những thách thức thành cơ hội phát triển mới.

Nhấn vào LINK NÀY để tìm hiểu và đăng ký ngay!

2. 3 Tư Duy Quan Trọng Khi Làm Việc Với AI

Càng dùng AI nhiều, chúng ta càng dễ rơi vào vùng “ngủ quên” – nơi mọi quyết định được giao phó cho máy móc mà không suy xét kỹ càng.

Nếu bạn không muốn tư duy bị xói mòn theo thời gian, đã đến lúc “cài lại” cách tương tác cùng công nghệ. Điều này có thể bắt đầu với 3 nguyên tắc vàng giúp bạn sử dụng AI một cách có tư duy hơn.

2.1. Dùng AI Như “Trợ Lý”, Không Phải Chuyên Gia

Nếu là người quản lý, bạn sẽ không hỏi trợ lý của mình rằng: "Tôi nên đầu tư ngân sách quý này vào đâu?" và làm theo răm rắp. Bạn sẽ yêu cầu họ chuẩn bị dữ liệu, phân tích thị trường, tổng hợp các khả năng và bạn vẫn sẽ là người xem xét và quyết định. Bạn có thể áp dụng đúng mindset đó khi dùng AI.

AI nên được xem là trợ lý cấp cao – chuyên xử lý nhanh gọn những việc như tóm tắt văn bản, đề xuất ý tưởng ban đầu, sắp xếp cấu trúc nội dung hay hỗ trợ nghiên cứu. Tuy nhiên, những công đoạn then chốt như ra quyết định, kiểm duyệt nội dung, tinh chỉnh ngữ điệu, và đảm bảo tính nhất quán với chiến lược tổng thể – vẫn là nơi tư duy con người giữ vai trò chủ đạo.

Ví dụ: Nếu bạn nhờ AI đề xuất 5 ý tưởng nội dung mạng xã hội cho chiến dịch tháng 6, đừng vội vàng chọn ngay một phương án "nghe có vẻ hay ho". Hãy tự hỏi: “Ý tưởng này có phù hợp với mục tiêu thương hiệu không? Từ các chiến dịch trước, insight nào cho thấy ý tưởng này có khả năng thành công? Đội ngũ có đủ nguồn lực để sản xuất không? Ngân sách có cho phép không? Thời điểm triển khai có hợp lý không?

Giống như một trợ lý giỏi, AI có thể chuẩn bị mọi thứ chu đáo, nhưng người đưa ra quyết định vẫn là bạn. Khi biết cách phối hợp với AI, bạn không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn nâng tầm chất lượng công việc.

2.2. Tư Duy Phản Biện Lại AI

Phản biện với AI không phải là sự đối đầu, mà là một cuộc đối thoại – nơi bạn giữ vai trò là người điều phối. 

Phản biện càng không có nghĩa là hoài nghi mọi thứ AI đề xuất. Phản biện là đặt câu hỏi đúng lúc, đúng chỗ, là dừng lại vài giây để tự vấn: “Liệu đề xuất này có thật sự phù hợp?”; “AI đang dựa trên cơ sở dữ liệu nào để đưa ra gợi ý này?”; “Có góc nhìn nào khác mà AI chưa xem xét tới không?” Đó là những câu hỏi giúp bạn không bị cuốn theo những phản hồi từ AI.

Thực tế, AI không có trực giác, càng không có khả năng nhìn thấy thay đổi từng ngày trong một thị trường đầy biến động. Nó sẽ không nói với bạn rằng insight này đã lỗi thời, hay tone giọng kia sẽ dễ gây tranh cãi trong bối cảnh xã hội hiện tại. Đó là công việc của bạn – người hiểu được bối cảnh, cảm nhận được thị trường, và có thể kết nối với cảm xúc con người.

Hãy nhớ, AI giỏi suy luận từ cái đã có. Còn bạn – với kinh nghiệm, cảm xúc và trực giác – là người duy nhất có thể dẫn dắt những suy luận. Và chính nó sẽ giúp bạn dẫn đầu, chứ không chỉ "đuổi theo" công nghệ.

2.3. Đặt Câu Hỏi Mở Rộng Vấn Đề Thay Vì Tìm Câu Trả Lời Sẵn

Trong guồng quay của công việc, nhiều người bị cuốn vào vòng xoáy "tìm câu trả lời nhanh", mà quên mất rằng chất lượng đầu vào (prompt) quyết định hoàn toàn chất lượng đầu ra (giải pháp).

Tư duy đặt câu hỏi đúng - đặt prompt chuẩn không chỉ giúp bạn tránh đi vào lối mòn trong cách tiếp cận vấn đề, mà còn tạo ra những giải pháp độc đáo, khác biệt.

Với Chat GPT, có một cách đơn giản để nâng tầm chất lượng phản hồi. Bạn có thể bổ sung thêm 1 câu vào cuối prompt đầu tiên: “Bạn cần thông tin gì để đưa ra câu trả lời tốt hơn? Hãy hỏi 3 câu hỏi.”

Nhấp vào xem Prompt ví dụ

Tôi đang làm việc cho một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ giáo dục. Chúng tôi sắp ra mắt một ứng dụng học tiếng Anh cho trẻ em từ 5 đến 8 tuổi. Làm thế nào để cải thiện chiến lược tiếp thị nhằm thu hút phụ huynh và giáo viên? Bạn cần thông tin gì để đưa ra câu trả lời tốt hơn? Hãy hỏi 3 câu hỏi.

3 câu hỏi mà ChatGPT đưa ra

Khi đó, AI không chỉ là cỗ máy phản hồi mà trở thành không gian trao đổi nơi bạn thách thức các giả định, mở rộng phạm vi suy luận. Hãy để mỗi câu hỏi bạn đặt ra là một bước tiến trong tư duy chiến lược, không chỉ là một câu trả lời “điểm kết”.

3. Lời Kết: AI Là “Cánh Tay Phải” – Không Phải “Người Cầm Lái”!

Chúng ta không học cách sử dụng AI chỉ để hoàn thành công việc nhanh hơn. Chúng ta học cách phối hợp với AI để tư duy tốt hơn, ra quyết định sáng suốt hơn, và tạo ra giá trị cao hơn trong mỗi việc mình làm.

Nếu chỉ dừng lại ở việc tiết kiệm thời gian, chúng ta dễ rơi vào chiếc bẫy của sự phụ thuộc – nơi AI nghĩ thay, chọn thay, và thậm chí cảm thay cho chính chúng ta. Nhưng nếu giữ được vai trò chủ động, biết phản biện và đặt câu hỏi, chúng ta không chỉ kiểm soát được công cụ, mà còn giữ vững được năng lực suy nghĩ độc lập – nền tảng cốt lõi của mọi thành tựu bền vững.

Đến cuối ngày, AI là một bước tiến vượt bậc. Nhưng chính con người mới là người định hướng bước tiến đó đi về đâu. Trong thế giới nơi AI ngày càng phát triển và có tiềm năng thay thế nhiều vị trí, những đặc điểm đầy tính "con người" này sẽ là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của bạn. Và tin tốt là: không có AI nào có thể sao chép chúng.

Đào tạo kỹ năng làm việc văn phòng và kinh doanh 

cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

Liên hệ

© 2023 - Bản quyền của Công ty cổ phần Skills Bridge
Skills Bridge cung cấp các chương trình đào tạo giúp cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nâng cao kỹ năng chuyên môn, kỹ năng lãnh đạo và xây dựng doanh nghiệp thành công.

Skills Bridge cung cấp các chương trình đào tạo giúp cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nâng cao kỹ năng chuyên môn, kỹ năng lãnh đạo và xây dựng doanh nghiệp thành công.

© 2024 - Bản quyền của Công ty cổ phần Skills Bridge

Skills Bridge cung cấp các chương trình đào tạo giúp cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nâng cao kỹ năng chuyên môn, kỹ năng lãnh đạo và xây dựng doanh nghiệp thành công.

© 2024 - Bản quyền của Công ty cổ phần Skills Bridge