Viết Lách, Phân Tích, Lập Trình - Bạn Đã Chọn Đúng Mô Hình ChatGPT?

Theo số liệu từ OpenAI, tính đến tháng 2/2025, ChatGPT ghi nhận hơn 400 triệu lượt người dùng truy cập hàng tuần. Dự báo cho thấy lượng người dùng có thể chạm mốc 1 tỷ vào cuối năm nay, minh chứng cho vị thế ngày càng lớn của ChatGPT trong đời sống.

Với người dùng sử dụng bản Miễn phí, ChatGPT hiện đang cung cấp mô hình GPT-4o trong giới hạn nhất định. Với người dùng bản Plus, ChatGPT sẽ cung cấp nhiều loại mô hình hơn (GPT-4.1, o4-mini, o4-mini-high và o3,...) và bản thử nghiệm của GPT-4.5. 

Mỗi mô hình mang đến những ưu thế riêng biệt – từ khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên, tốc độ phản hồi, cho đến tính logic trong câu trả lời. Vậy đâu là lựa chọn tốt nhất cho công việc của bạn? Có đáng để bạn bỏ ra $20/tháng để sử dụng phiên bản Plus? Câu trả lời sẽ có trong bài viết ngày hôm nay. 

1. Quá Trình Phát Triển Của Các Mô Hình ChatGPT

ChatGPT ra mắt vào ngày 30/1/2022, khởi đầu cho cuộc cách mạng AI. Chỉ trong 5 ngày đầu tiên, chatbot này đã thu hút được 1 triệu người dùng. Chatbot này được xây dựng dựa trên mô hình GPT-3.5, có khả năng ghi nhớ ngữ cảnh, trả lời câu hỏi cũng như trò chuyện một cách tự nhiên.

Tuy nhiên, đó không phải là mô hình đầu tiên của OpenAI. Trước khi ChatGPT ra đời, OpenAI đã lần lượt giới thiệu GPT-1 vào năm 2018, GPT-2 vào năm 2019 và GPT-3 vào năm 2020.

GPT-1, mô hình ngôn ngữ đầu tiên của OpenAI, có 117 triệu tham số và cho thấy rằng AI có thể học các mẫu ngôn ngữ bằng cách sử dụng kiến trúc transformer (cho phép mô hình hiểu được mối quan hệ giữa các từ trong một câu). GPT-2 với 1,5 tỷ tham số có thể viết văn bản và nghe giống như con người). Dù chưa hoàn hảo, nhưng nó cho thấy tính khả thi cực kỳ cao. GPT-3 với 175 tỷ tham số là một bước nhảy vọt lớn – nó có thể viết luận, trả lời câu hỏi và thậm chí viết mã lập trình. Cả ba mô hình này đều là những cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển AI và là nền tảng cho sự ra đời của ChatGPT. 

5 yếu tố cần có của một prompt

Lượng tham số được sử dụng để huấn luyện các mô hình đầu tiên của ChatGPT

(Nguồn ảnh: bluelabellabs.com)

Đến năm 2025, ChatGPT đã trải qua nhiều bước tiến vượt bậc – từ GPT-3.5, GPT-4, cho đến các mô hình tối ưu hóa như GPT-4o hay o4-mini, mang lại trải nghiệm đa dạng hơn cho người dùng. 

Ngoài ra, theo thông tin từ OpenAI Developers Day 2024, mô hình GPT-4.5 (hiện trong giai đoạn thử nghiệm nội bộ với người dùng Plus) sẽ tiếp tục phát triển khả năng lập luận sâu, đưa ra kết luận logic tốt hơn trong các tình huống phức tạp. 

Đó là bức tranh toàn cảnh về quá trình hình thành và phát triển của các mô hình ChatGPT. Mô hình nào phù hợp với bạn và đâu là điểm mạnh của từng mô hình? Cùng đi vào giải mã nhé.

2. Giải Mã Các Mô Hình ChatGPT

2.1. Mô Hình GPT-o3

GPT-o3 nổi bật với khả năng suy luận sâu, tư duy phản biện và xử lý các nhiệm vụ phức tạp đa lĩnh vực. Điểm mạnh ấn tượng nhất của o3 nằm ở (1) khả năng phân tích logic nhiều bước, (2) tích hợp linh hoạt tìm kiếm web, (3) đọc hình ảnh và phân tích dữ liệu, từ đó (4) tạo ra câu trả lời có chiều sâu và tính chính xác cao.

Mô hình này đặc biệt xuất sắc trong các lĩnh vực như lập trình, toán học, khoa học tự nhiên, và tư vấn kinh doanh. Các bài kiểm tra đã chứng minh hiệu quả của mô hình o3, với kết quả vượt trội trên các thang đánh giá từ Codeforces, SWE-bench và GPQA. Ngoài ra, khả năng hiểu và phân tích hình ảnh, biểu đồ, đồ họa cũng là điểm nổi bật giúp o3 trở nên toàn diện hơn các phiên bản trước.

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh đó, o3 vẫn có một số hạn chế nhất định. o3 mất nhiều thời gian hơn để xử lý một số yêu cầu. Do thiết kế tập trung vào suy luận từng bước và phản xạ logic (deliberative reasoning), nên tốc độ phản hồi có thể chậm hơn các mô hình khác.

Kết luận:

Điểm mạnh: Khả năng suy luận sâu, phân tích logic nhiều bước.

Điểm hạn chế: Tốc độ phản hồi chậm, không hỗ trợ tạo hình ảnh.

2.2. Mô Hình GPT-o4 mini

Điểm mạnh lớn nhất của mô hình này nằm ở khả năng suy luận logic nhanh, chính xác, đặc biệt trong các tác vụ như toán học, lập trình, và phân tích hình ảnh. Mô hình có thể phân tích văn bản và hình ảnh cùng lúc, hỗ trợ người dùng trong các kịch bản thực tế như giải bài toán có biểu đồ, đọc hiểu sơ đồ kỹ thuật, hay xử lý ảnh chụp tài liệu.

Với cửa sổ ngữ cảnh lên đến 200.000 token, o4-mini cho phép người dùng đưa vào lượng thông tin cực lớn - rất lý tưởng cho các báo cáo dài, tài liệu học thuật. Ngoài ra, mô hình có độ chính xác vượt trội so với các mô hình mini khác: đạt 87% trên thang đo MGSM (toán học), 87% trên HumanEval (lập trình) và 82% trên MMLU (kiến thức tổng hợp) – chứng minh khả năng xử lý kiến thức rộng và sâu.

Vì là mô hình “mini”, mô hình này vẫn chưa đạt đến độ sâu suy luận như o3 hoặc các mô hình cao cấp khác trong dòng o-series. Trong các nhiệm vụ cần phản biện phức tạp, phân tích cấp độ chuyên gia, hoặc xây dựng ý tưởng mới, o4-mini có thể cho kết quả chưa thực sự thuyết phục.

Mức độ sáng tạo hoặc mềm mại trong ngôn ngữ (trong các tác vụ như viết quảng cáo, hoặc storytelling) có thể không tự nhiên bằng các mô hình khác.

Kết luận:

Điểm mạnh: Suy luận logic nhanh, phân tích khối lượng dữ liệu lớn.

Điểm hạn chế: Giới hạn về chiều sâu ngôn ngữ, khả năng sáng tạo.

2.3. Mô Hình GPT-4o

Ra mắt vào tháng 5 năm 2024, GPT-4o là mô hình “chủ lực”, phổ biến và toàn diện nhất của OpenAI thời điểm hiện tại. Đây là mô hình đầu tiên của OpenAI được xây dựng từ đầu để xử lý cùng lúc văn bản, hình ảnh, âm thanh và giọng nói — giúp mở ra một kỷ nguyên mới cho AI đa phương thức (Multimodal AI). Khác với các phiên bản trước vốn phải chuyển đổi giọng nói thành văn bản trước khi xử lý, GPT‑4o có thể nghe, suy nghĩ và phản hồi bằng giọng nói trực tiếp, với độ trễ chỉ khoảng 320 mili giây – gần tương đương tốc độ phản xạ của con người khi giao tiếp.

GPT‑4o không chỉ mạnh ở khả năng ngôn ngữ mà còn vượt trội ở cả phân tích hình ảnh, nhận diện cảm xúc qua âm thanh, và tạo nội dung đa định dạng. Nó đạt điểm số rất cao trong các bài đánh giá học thuật như MMLU (kiến thức tổng hợp), HumanEval (lập trình), và nhiều thang đo AI khác.

Tuy nhiên, dù rất mạnh mẽ, GPT‑4o cũng có một vài giới hạn. Cụ thể, mô hình có khả năng “bịa” thông tin trong các tình huống mơ hồ, thiếu dữ kiện rõ ràng, hoặc khi gặp các câu hỏi ngoài phạm vi huấn luyện. Cách trả lời “quá an toàn” hoặc đồng tình không cần thiết cũng là điểm hạn chế, đặc biệt trong các truy vấn phức tạp, vấn đề gây tranh cãi.

GPT-4o cũng không cập nhật thông tin theo thời gian thực nếu không tự động bật công cụ tra cứu web để hỗ trợ. Tất cả dữ liệu được huấn luyện đều dừng ở tháng 10 năm 2023. Vì vậy, mô hình có thể không nắm được sự kiện, công nghệ hay xu hướng mới sau mốc thời gian này nếu người dùng không chủ động yêu cầu mô hình “cập nhật”.

Kết luận:

Điểm mạnh: Khả năng xử lý đa phương thức, tốc độ nhanh, toàn diện.

Điểm hạn chế: Không tự động cập nhật thông tin thời gian thực, câu trả lời an toàn.

2.4. Mô Hình GPT-4.1

GPT‑4.1 tập trung tối ưu các vấn đề liên quan đến lập trình, phân tích và xử lý ngữ cảnh dài. Với cửa sổ ngữ cảnh lên đến 1.000.000 token - Đây là một trong những điểm vượt trội nhất của GPT-4.1 so với các mô hình khác. Điều này giúp mô hình xử lý toàn bộ hệ thống code, tập tài liệu, email, hoặc nguồn dữ liệu cực lớn một lần mà không cần phải chia nhỏ.

Khả năng suy luận của GPT‑4.1 cũng có chiều sâu hơn, cải thiện khả năng lập luận nhiều bước, rất phù hợp cho các tác vụ như lập trình, phân tích logic đa tầng, hoặc mô hình hóa dữ liệu.

Không như GPT‑4o, mô hình không thể tạo hình ảnh hoặc tương tác trực tiếp qua giọng nói. GPT‑4.1 hoàn toàn là mô hình dựa trên văn bản. Thêm vào đó, có một số nguồn cho rằng GPT‑4.1 có thể kém ổn định về mặt alignment (tuân thủ theo yêu cầu từ người dùng) hơn so với GPT‑4o. 

Kết luận:

Điểm mạnh: Năng lực lập trình, phân tích, xử lý dữ liệu khối lượng lớn, ngữ cảnh dài.

Điểm hạn chế: Hạn chế rõ rệt ở khả năng xử lý hình ảnh, âm thanh.

2.5. Mô Hình GPT-4.5

Tháng 2/2025, OpenAI đã công bố bản thử nghiệm mô hình GPT-4.5 với tên gọi nội bộ là “Orion,” đánh dấu một hướng đi mới cho OpenAI. Thay vì chỉ tập trung cải thiện khả năng logic và toán học, GPT-4.5 chú trọng hơn đến trí tuệ cảm xúc và khả năng giao tiếp tự nhiên, giống con người hơn. 

Mô hình không chỉ thông minh hơn, mà còn đồng cảm hơn. GPT-4.5 hiểu rõ ngữ điệu, tâm trạng và ngữ cảnh tốt hơn so với các mô hình trước. Trò chuyện với GPT-4.5 không còn giống như nói chuyện với một cỗ máy, mà giống như đang có một cuộc trò chuyện sâu sắc với một người thực sự. Ngay cả CEO của OpenAI, Sam Altman, cũng nói rằng đây là AI đầu tiên thực sự mang lại cảm giác như con người.

Độ chính xác với câu hỏi dựa trên sự thật đạt 62.5%, cao hơn đáng kể so với 38.2% của GPT-4o. Điều này cho thấy GPT-4.5 đáng tin cậy hơn khi cần xử lý các câu hỏi có căn cứ rõ ràng, như thông tin khoa học, dữ liệu kỹ thuật, hay sự kiện. Tỉ lệ “hallucination” (bịa thông tin) chỉ 37.1%, thấp hơn nhiều so với 61.8% ở GPT-4o. Nhờ vậy, GPT-4.5 phù hợp hơn với các nhiệm vụ đòi hỏi tính chính xác cao, như hỗ trợ kỹ thuật, trả lời câu hỏi chuyên ngành, hoặc nghiên cứu học thuật.

Về điểm hạn chế, do cấu trúc suy luận chặt chẽ hơn (tập trung vào logic và cảm xúc), GPT-4.5 có thể xử lý chậm hơn so với các mô hình khác, đặc biệt trong các truy vấn đơn giản hoặc yêu cầu phản hồi tức thì.

Ban đầu, mô hình này chỉ khả dụng cho người dùng gói Pro. Đến tháng 3/2025, người dùng gói Plus được mở dần quyền truy cập có giới hạn. 

Kết luận:

Điểm mạnh: Thông minh hơn, viết nội dung tốt hơn, chú trọng vào trí tuệ cảm xúc và khả năng trò chuyện giống con người.

Điểm hạn chế: Chi phí cao, tốc độ phản hồi chậm.

So sánh ưu và nhược điểm các mô hình ChatGPT

3. Tiêu Chí Để Chọn Mô Hình ChatGPT Phù Hợp

Mỗi mô hình không chỉ đơn thuần là “mạnh” hay “yếu”, mà được thiết kế để tối ưu cho từng tác vụ cụ thể.

Đầu tiên, nếu bạn là một lập trình viên, hoặc người làm dữ liệu - thường xuyên làm việc với các tập dữ liệu khổng lồ, phân tích logic nhiều lớp hoặc xử lý hệ thống code phức tạp. GPT-4.1 là lựa chọn tối ưu. GPT-4.1 có khả năng xử lý ngữ cảnh cực dài (lên đến 1 triệu token), rất phù hợp khi bạn cần AI hiểu toàn bộ hệ thống mà không phải chia nhỏ dữ liệu.

Ngược lại, nếu bạn là người dùng phổ thông hoặc đang tìm kiếm một trợ lý AI đa năng để hỗ trợ học tập, làm việc, sáng tạo cá nhân hằng ngày, GPT-4o vẫn là lựa chọn toàn diện nhất. Mô hình được cập nhật để tương thích với nhu cầu sử dụng tác vụ cơ bản hàng ngày của đa số người dùng với sự cân bằng về tốc độ và chất lượng phản hồi.

Trong khi đó, với những bạn cần tốc độ phản hồi nhanh, khả năng xử lý chính xác nhưng không yêu cầu chiều sâu về mặt sáng tạo hoặc cảm xúc, các mô hình mini như o4-mini hoặc o3 sẽ phù hợp hơn.

Quan trọng hơn cả, người dùng cần cân nhắc giữa chi phí và giá trị sử dụng thực tế. Nếu bạn chỉ cần một AI để hỗ trợ những công việc đơn giản hoặc sử dụng với tần suất thấp, bản miễn phí với GPT-4o đã là một lựa chọn vừa đủ. Nhưng nếu công việc của bạn đòi hỏi AI phản hồi chính xác, linh hoạt và chuyên sâu hàng ngày, thì bản Plus là hoàn toàn hợp lý. 

Mỗi mô hình ChatGPT được thiết kế để tối ưu cho từng tác vụ cụ thể

Lời Kết

Bạn có thể tưởng tượng, mỗi mô hình như một “người bạn đồng hành” mang cá tính và thế mạnh riêng - có người giỏi suy luận logic, có người lanh lẹ trong phản xạ, có người sâu sắc trong giao tiếp.

Câu hỏi đặt ra không phải là MÔ HÌNH NÀO MẠNH NHẤT, mà là: MÔ HÌNH NÀO GIẢI QUYẾT TỐT NHẤT VẤN ĐỀ BẠN ĐANG ĐỐI MẶT? ChatGPT không đơn thuần là một công cụ, mà là một phần mở rộng tư duy của chính bạn, đồng hành bền vững trong cả hành trình phát triển cá nhân lẫn sự nghiệp.

Nội dung này được tài trợ bởi Skills Bridge. Trước khi đi tiếp, Skills Bridge muốn giới thiệu khóa học AI Productivity dành cho DOANH NGHIỆP.

Nếu bạn đang tìm kiếm cách thức để đột phá hiệu suất và giải quyết các thách thức trong công việc, khóa học AI Productivity - x10 hiệu suất doanh nghiệp với AI chính là sự lựa chọn dành cho bạn.

Với khóa học này, đội ngũ của bạn sẽ được trang bị tư duy làm việc mới và học cách thành thạo 10 công cụ AI để tối ưu quy trình làm việc một cách thông minh. Từ đó, chuyển hóa những thách thức thành cơ hội phát triển mới.

Nhấn vào LINK NÀY để tìm hiểu và đăng ký ngay!

Đào tạo kỹ năng làm việc văn phòng và kinh doanh 

cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

Liên hệ

© 2023 - Bản quyền của Công ty cổ phần Skills Bridge
Skills Bridge cung cấp các chương trình đào tạo giúp cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nâng cao kỹ năng chuyên môn, kỹ năng lãnh đạo và xây dựng doanh nghiệp thành công.

Skills Bridge cung cấp các chương trình đào tạo giúp cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nâng cao kỹ năng chuyên môn, kỹ năng lãnh đạo và xây dựng doanh nghiệp thành công.

© 2024 - Bản quyền của Công ty cổ phần Skills Bridge

Skills Bridge cung cấp các chương trình đào tạo giúp cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nâng cao kỹ năng chuyên môn, kỹ năng lãnh đạo và xây dựng doanh nghiệp thành công.

© 2024 - Bản quyền của Công ty cổ phần Skills Bridge