KIM TỰ THÁP NGƯỢC - MÔ HÌNH QUẢN TRỊ TRAO QUYỀN

KIM TỰ THÁP NGƯỢC - MÔ HÌNH QUẢN TRỊ TRAO QUYỀN

Chuyên gia quản lý Deborah Grayson Riegel đã từng chia sẻ trong một bài viết cho Fast Company rằng:


"Để tận dụng nguồn lực đa dạng từ đồng đội của bạn, cho phép họ chia sẻ và tỏa sáng, bạn cần trao quyền. Trao quyền, khi được thực hiện tốt, không chỉ giảm khối lượng công việc của bạn, mà nó còn giúp phát triển nhân viên bạn học hỏi đa dạng kỹ năng và tạo nên nhiều tác động hơn.”


Theo một nghiên cứu của Harvard Business Review, các công ty có văn hóa trao quyền có tỷ lệ cam kết từ nhân viên cao hơn tới 43%. McKinsey cũng chỉ ra các công ty với văn hóa trao quyền có tốc độ tăng trưởng doanh thu nhanh gấp 2 lần so với những công ty còn lại. Một nghiên cứu khác từ Gallup (2015) về khả năng kinh doanh của 143 CEO trong các tập đoàn, chỉ có 25% điều hành với sự trao quyền hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích đáng chú ý như tốc độ tăng trưởng cao hơn, tăng doanh thu và tạo nhiều việc làm hơn.


Với sự đòi hỏi về cơ cấu quản lý hiện đại giúp giải quyết vấn đề nhanh chóng hơn và bắt kịp với thị trường, mô hình quản trị truyền thống sẽ không còn là lựa chọn hiệu quả. Đây chính là lý do mà mô hình KIM TỰ THÁP NGƯỢC ra đời, giúp cơ cấu lại tổ chức trở nên tinh gọn hơn, thúc đẩy đáng kể trong việc trao quyền cho nhân viên.


Đón đầu xu thế này, nổi bật nhất là Thế Giới Di Động (TGDĐ). CEO của TGDĐ tự hào với cơ cấu tổ chức dựa trên phương châm: “Khách hàng là vị trí số một. Nhân viên là vị trí số hai”, và nhấn mạnh rằng “Hai khoản đầu tư không bao giờ lãng phí là nhân viên và khách hàng.” Điều này thể hiện sự cam kết của ông trong việc ưu tiên tập trung nguồn lực để trao quyền nhân viên, giúp họ tạo ra nhiều giá trị nhất cho khách hàng.

Mô hình KIM TỰ THÁP NGƯỢC trong trao quyền

Đây là mô hình hiệu quả cho các doanh nghiệp muốn phát triển văn hóa trao quyền. Mô hình KIM TỰ THÁP NGƯỢC là cách nói ẩn dụ cho việc đảo ngược cách quản lý truyền thống, với mục tiêu trao quyền cho nhân viên và tăng tính linh hoạt. Cấu trúc của tổ chức được đảo ngược bằng cách cho cấp ở dưới cùng (những người gần gũi với khách hàng và quá trình kinh doanh nhất) sẽ được đặt ở vị trí cao nhất. Các nhà quản lý cấp cao sẽ được đặt ở vị trí thấp hơn và có vai trò hỗ trợ, cố vấn cho nhóm nhân viên ở trên.


Trong mô hình này, nhân viên sẽ được trao quyền để tự quyết định và hành động, thay vì chỉ tuân theo các chỉ đạo từ trên xuống. Vì vậy, mô hình này giúp tổ chức hoạt động nhanh hơn, linh hoạt hơn và giảm thiểu thời gian xử lý vấn đề từ cấp cao nhất.

So sánh Mô hình Truyền thống và Kim tự tháp ngược

4 cấp độ trong mô hình KIM TỰ THÁP NGƯỢC

 1. Cấp Độ Cao Nhất – Khách Hàng

Ở đỉnh cao nhất của mô hình kim tự tháp ngược là sự hài lòng của khách hàng. Với chủ trương “Khách hàng là Thượng đế”, tất cả các hoạt động trong doanh nghiệp đều có mục đích tối ưu hóa trải nghiệm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nâng cao hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp.


2. Cấp Độ Thứ Hai – Nhân Viên

Ở vị trí thứ hai trong mô hình là các nhân viên, người nắm vai trò then chốt trên thương trường. Họ là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp, tác động trực tiếp đến sự hài lòng và tạo dựng quan hệ bền vững giữa khách hàng với doanh nghiệp.


3. Cấp Độ Thứ Ba – Quản Lý Cấp Trung

Quản lý cấp trung giữ vai trò hỗ trợ và làm gương cho nhân viên. Họ cần đảm bảo rằng nhân viên đạt được các mục tiêu đề ra và xem xét lại liệu họ đã cung cấp đủ công cụ và sự hỗ trợ cần thiết, từ đó điều chỉnh chiến lược để nâng cao hiệu quả công việc tốt hơn. 


4. Cấp Độ Cuối Cùng – Quản Lý Cấp Cao

Quản lý cấp cao có nhiệm vụ thúc đẩy và cố vấn cho tất cả các cấp bên dưới bằng cách trao quyền. Đây là yếu tố quan trọng tạo điều kiện cho nhân viên tự giải quyết vấn đề, tạo ra môi trường cống hiến hết mình và sẵn sàng chịu trách nhiệm. Một nhà quản lý thực thụ phải biết cân bằng giữa việc chỉ đạo và hỗ trợ, đảm bảo rằng tiếng nói của tất cả mọi người đều được lắng nghe.

Kết luận

Tóm lại, việc phát triển và quản lý đội ngũ nhân viên tuyến đầu là vô cùng quan trọng trong mô hình kim tự tháp ngược. Các nhà quản lý cần đảm bảo rằng nhân viên được cung cấp đầy đủ thông tin, đào tạo phù hợp và hiểu rõ vai trò của họ trong việc đạt được mục tiêu chung.


Skills Bridge hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn thêm thông tin về tầm quan trọng của trao quyền và một trong những mô hình thúc đẩy văn hóa trao quyền. Đồng thời, lưu ý rằng trao quyền chỉ phát huy công dụng khi các nhà lãnh đạo tin tưởng và giúp nhân viên của mình tự lực hoàn thành mục tiêu, góp phần tạo nên sự thành công cho doanh nghiệp. 

Đào tạo kỹ năng làm việc văn phòng và kinh doanh 

cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

Liên hệ

© 2023 - Bản quyền của Công ty cổ phần Skills Bridge

Skills Bridge cung cấp các chương trình đào tạo giúp cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nâng cao kỹ năng chuyên môn, kỹ năng lãnh đạo và xây dựng doanh nghiệp thành công.

© 2024 - Bản quyền của Công ty cổ phần Skills Bridge

Skills Bridge cung cấp các chương trình đào tạo giúp cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nâng cao kỹ năng chuyên môn, kỹ năng lãnh đạo và xây dựng doanh nghiệp thành công.

© 2024 - Bản quyền của Công ty cổ phần Skills Bridge