XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN

Các bước xây dựng thương hiệu cá nhân

Các Khóa Học / Xây dựng thương hiệu cá nhân / Các bước xây dựng thương hiệu cá nhân


1. Giới thiệu

Steve Jobs đã có một câu nói rất nổi tiếng: “Bạn không thể kết nối các dấu chấm khi nhìn về phía trước, bạn chỉ có thể kết nối chúng khi nhìn về phía sau”. Xây dựng thương hiệu cá nhân chính là công cụ giúp bạn kết nối các dấu chấm để hình thành danh tiếng cho chính mình.

Thương hiệu cá nhân hay Danh tiếng tốt sẽ giúp bạn thay đổi cách người khác nhìn nhận về bạn, nâng cao vị thế của bạn trong nghề nghiệp, từ đó mở rộng con đường hướng tới tương lai thành công của bạn.

Vậy đâu là cách đúng đắn để xây dựng thương hiệu cá nhân một cách hiệu quả và chuyên nghiệp?

Để xây dựng thương hiệu cá nhân của mình một cách thành công, Skills Bridge gợi ý cho bạn các bước như sau:

Bước 1: Xác định loại thương hiệu cá nhân mà bạn phù hợp và muốn hướng đến
Bước 2: Lên kế hoạch và chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân
Bước 3: Tiếp cận các công cụ hỗ trợ thông qua công nghệ
Các bước xây dựng thương hiệu cá nhân

2. Bạn có biết thương hiệu cá nhân của riêng mình?

Việc đầu tiên và quan trọng hơn hết đó là hiểu bản thân. Bạn sẽ cần xác định bản thân mình đang có thương hiệu như thế nào, bạn thích hợp hoặc bạn muốn phát triển bản thân mình theo mô hình thương hiệu cá nhân nào. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tìm hiểu về các loại mô hình thương hiệu cá nhân, các điểm mạnh, điểm yếu của từng loại mô hình.

Dưới đây là một số cách mà có thể giúp bạn tự hiểu thương hiệu cá nhân hiện tại của mình là gì và làm thế nào để có thể cải thiện nó để xây dựng thương hiệu cá nhân mà bạn muốn mọi người nhớ đến. Hãy tự hỏi mình:

1. Nếu bạn bè của bạn ở trong một bữa tiệc và bạn không ở đó, họ sẽ dùng ba từ gì để nhắc về bạn? Hãy nhớ rằng những gì họ sẽ nói có thể khác hơn những gì bạn muốn họ nói.

2. Trong vài năm qua, khi người khác cần nhận được sự giúp đỡ từ bạn, chủ đề họ hỏi bạn là gì? Ba từ họ sẽ dùng để mô tả bạn để giải thích lý do họ tìm đến bạn là gì?
3. Hãy nghĩ về 3 người mà bạn ngưỡng mộ. Bạn mô tả những người đó như thế nào? Dựa theo đó, bạn muốn mọi người dùng ba từ nào để nói về mình?

Ba từ đầu tiên mô tả thương hiệu hiện tại của bạn, theo chính bạn nhận thấy nó. Ba từ tiếp theo mô tả cách người khác nghĩ về bạn. Và ba từ cuối cùng mô tả những gì bạn mong muốn thương hiệu của bạn trở thành.

Nếu bạn thấy sự mất kết nối giữa mỗi nhóm từ, thì đó là một tín hiệu cho thấy rằng bạn cần đánh giá lại để xem mình có đang phù hợp với cách mọi người nhìn nhận về bạn không. Mục tiêu là để có câu trả lời cho cả ba câu hỏi tương tự nhau. Sau đó, so sánh điều phù hợp với các mô hình đã phân tích bên trên và lựa chọn mô hình phù hợp cho mình.

Tự nhận thức là bước đầu tiên để cải thiện và phát triển bản thân. Dành chút thời gian để xem xét những câu hỏi này và hãy tự đặt hẹn với mình để xem lại sau mỗi quý của năm.


3. Giới thiệu công cụ giúp bạn xác định những nét tính cách độc đáo của bản thân

Hiện tại có rất nhiều công cụ giúp bạn xác định nhóm tính cách và đặc điểm đặc trưng của các nhóm tính cách của mình. Skills Bridge sẽ giới thiệu đến bạn 2 công cụ phổ biến và đơn giản để giúp bạn phần nào hiểu rõ bản thân mình. Qua đó có cách phát huy và khắc phục phù hợp.

02 công cụ này bao gồm:

1. Trắc nghiệm DISC
2. Trắc nghiệm MBTI

4. Trắc nghiệm DISC

DISC là một công cụ được thể hiện dưới dạng bài kiểm tra trắc nghiệm dùng để đánh giá tính cách của một người thông qua hành vi của họ tại một khoảng thời gian nhất định.

DISC là viết tắt của 4 nhóm khuôn mẫu hành vi

  • Sự thống trị (D – Dominance)
  • Ảnh hưởng (I – Influence)
  • Sự kiên định (S – Steadiness)
  • Sự tuân thủ (C – Compliance)

Trắc nghiệm DISC được xây dựng dựa trên lý thuyết DISC của nhà tâm lý học William Moulton Marston - còn được biết dưới cái tên Charles Moulton được công bố vào năm 1928.

Theo Charles Moulton mỗi nhóm tính cách trong trắc nghiệm DISC sẽ có các ưu điểm và nhược điểm. Cụ thể như sau:

Ưu nhược điểm của từng nhóm tính cách trong DISC

5. Trắc nghiệm MBTI

Bài trắc nghiệm MBTI là viết tắt của Myers-Briggs Type Indicator. Đây là một phương pháp sử dụng những câu hỏi nhằm kiểm tra tâm lý, tính cách của một người trên cơ sở đáp án mà người đó chọn đối với vấn đề được đặt ra. Trong bài trắc nghiệm MBTI chúng ta sẽ có 16 nhóm tính cách khác nhau.
Với 16 nhóm tính cách, bạn sẽ được xác định tính cách của mình như thế nào, phù hợp với ngành nghề nào và có thể định hướng điểm mạnh, yếu của bạn.

Bài test MBTI được trắc nghiệm dựa trên 4 tiêu chí:

  • Xu hướng tự nhiên: hai xu hướng đối lập thể hiện những xu hướng ứng xử của một người với thế giới quan bên ngoài và với chính họ. Bao gồm: Extraversion (Hướng ngoại) và Introversion (Hướng nội)
  • Tìm hiểu và nhận thức thế giới: là hai xu hướng đối lập về cách mà con người lựa chọn đáp án, câu trả lời cho từng vấn đề cụ thể. Bao gồm: Sensing (Giác quan) và iNtuition (Trực giác)
  • Quyết định và lựa chọn: Là cơ sở một người lựa chọn để đưa ra các quyết định. Bao gồm Lý trí (Thinking) và Cảm xúc (Feeling)
  • Cách thức hành động: Là cách thức con người lựa chọn để tác động với thế giới bên ngoài của họ. Bao gồm: Judging (Nguyên tắc) và Perceiving (Linh hoạt)
4 tiêu chí MBTI

Tổ hợp 4 tiêu chí này sẽ tạo ra 16 nhóm tính cách khác nhau. Các nhóm tính cách đó bao gồm:

16 nhóm tính cách

Mỗi công cụ sẽ có các ưu và nhược điểm riêng biệt. Hai công cụ kể trên chỉ sẽ mang đến các thông tin tham khảo. Để thật sự hiểu rõ bản thân bạn sẽ cần thời gian để nghiên cứu, quan sát và trò chuyện với chính mình.


6. Các bước xây dựng thương hiệu cá nhân theo chu trình PDCA

Bước thứ 2 để xây dựng một thương hiệu cá nhân thành công đó là lập chiến lược và kế hoạch thực hiện.

Khi làm bất kỳ công việc gì, chúng ta đều cần lên kế hoạch chi tiết cho các bước hành động của mình. Một trong những công cụ hữu hiệu giúp bạn lập kế hoạch và thực hiện nó thành công đó là Chu trình PDCA (PDCA được hiểu là: Plan (Lên kế hoạch) – Do (Thực hiện) – Check (Kiểm tra) – Act (Hành động).

Trong xây dựng thương hiệu cá nhân, chúng ta cũng sẽ áp dụng mô hình này để triển khai kế hoạch cho mình. Từng phần của quy trình sẽ tương ứng với từng bước hành động cụ thể để xây dựng thương hiệu cá nhân như sơ đồ sau:

Sơ đồ quy trình PDCA để xây dựng thương hiệu cá nhân

7. Xác định đối tượng khán giả (The Selective)

Thấu hiểu khán giả là một bước cực kỳ quan trọng trong việc lập kế hoạch xây dựng thương hiệu cá nhân. Bởi vì, khi bạn tương tác với người khác, điều bạn cung cấp cho họ chính là thương hiệu của bạn, ngược lại, cách họ phản ứng sẽ hoặc củng cố thương hiệu của bạn, hoặc làm mất giá trị của nó.

Để có bản kế hoạch hoàn chỉnh cho một thương hiệu cá nhân mạnh, trước hết bạn cần xác định đối tượng bạn muốn truyền tải thông điệp đến là ai. Một số điểm giúp bạn xác định đối tượng của mình bao gồm:

  • Họ là ai?
  • Độ tuổi của họ
  • Nền tảng kiến thức, văn hóa
  • Sở thích
  • Nhóm tính cách
  • Ưu, nhược điểm của họ
  • Lĩnh vực họ quan tâm
  • Đặc điểm đặc trưng
  • Phong cách kể chuyện, trình bày hoặc tiếp cận họ muốn nghe
Xác định đối tượng muốn truyền tải thông điệp

Ví dụ, nếu khán giả của bạn không quan tâm đến công nghệ, thì những bài viết, hình ảnh, chia sẻ của bạn liên quan đến lĩnh vực này phần lớn sẽ không thu hút được sự quan tâm của họ.

Xác định được đối tượng khán giả của bạn là bước quan trọng nhất. Nó quyết định hướng đi kế tiếp cũng như cách thức bạn lập kế hoạch để đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu từ đối tượng người nghe của mình.

Ví dụ, nếu khán giả của bạn không quan tâm đến công nghệ, thì những bài viết, hình ảnh, chia sẻ của bạn liên quan đến lĩnh vực này phần lớn sẽ không thu hút được sự quan tâm của họ.


8. Thiết lập mục tiêu

Xác định được nhóm khán giả mục tiêu sẽ là kim chỉ đường cho hướng đi của hành trình xây dựng thương hiệu cá nhân của bạn. Khi đã biết khán giả của mình là ai, bước kế tiếp bạn cần thực hiện đó là xác định mục tiêu phát triển thương hiệu của mình.

Mục tiêu muốn thành công phải luôn đảm bảo yếu tố SMART. Và mục tiêu chỉ được xác định là SMART khi mục tiêu đó đáp ứng được 5 yếu tố như sau:

1. S - Specific: Cụ thể
2. M - Measurable: Có thể đo lường được
3. A - Achievable: Khả thi
4. R - Relevant: Liên quan
5. T - Timebound: Có thời gian rõ ràng

5 yếu tố SMART

Chúng ta hãy cùng phân tích ví dụ sau để giúp bạn có hình dung rõ hơn về mục tiêu SMART nhé.

An, một chuyên viên bán hàng trong quá trình lên kế hoạch xây dựng thương hiệu cá nhân của mình liên quan đến lĩnh vực bán hàng, An đã đặt mục tiêu như sau: “Thu hút nhiều người theo dõi hơn trên các nền tảng mạng xã hội.”

Với mục tiêu “Thu hút nhiều người theo dõi hơn trên các nền tảng mạng xã hội.” của An, bạn có thể thấy mục tiêu này còn khá mơ hồ và đích đến chưa rõ ràng. Một số điểm chưa cụ thể mà chúng ta có thể thấy đó là:

  • “Thu hút nhiều người theo dõi”, vậy bao nhiêu người là nhiều?
  • “Thu hút trên các nền tảng mạng xã hội”, các nền tảng mạng xã hội sẽ sử dụng là gì? LinkedIn, Facebook, Tiktok, Instagram hay nền tảng nào khác?
  • Việc thu hút này sẽ thực hiện trong bao lâu?
  • An có khả năng hay nguồn lực để làm được việc này không?
  • Làm thế nào thể biết được mục tiêu này đã hoàn thành hay chưa?

Mục tiêu chính là đích đến mà bạn mong muốn khi thực hiện bất kỳ công việc gì, do đó để có động lực hoàn thành nó, mục tiêu của bạn cần đủ chi tiết và cụ thể. Vì vậy, mục tiêu của An sẽ là mục tiêu SMART nếu được thay đổi thành: “Gia tăng số lượng kết nối LinkedIn của tôi lên 500 người trong đó có ít nhất 100 người trong ngành và 200 khách hàng tiềm năng trước ngày 31 tháng 03.”

Mục tiêu này SMART vì:

1. Mục tiêu này rất cụ thể: nền tảng mạng xã hội sử dụng là LinkedIn và số lượng kết nối muốn gia tăng là 500 trong đó 100 là người trong ngành, 200 là khách hàng tiềm năng
2. An biết cơ sở để đo lường kết quả công việc của mình đó là số lượng người kết nối cần đạt được
3. An có thể thực hiện được nó
4. Mục tiêu này liên quan đến mục tiêu lớn và xây dựng thương hiệu cá nhân
5. Thời gian cần hoàn thành đó là 31/03/2023

Giờ đây, An có thể sử dụng mục tiêu này và bắt đầu liệt kê các bước hành động tiếp theo để hoàn thành nó.


9. Chiến lược truyền thông

Sau khi xác định được mục tiêu và đối tượng khán giả cho mình, bước tiếp theo bạn cần thực hiện đó là lên kế hoạch truyền thông cho thương hiệu cá nhân. Tùy mục đích và hình tượng bạn hướng đến mà sẽ có các lựa chọn kênh truyền thông chủ đạo và các kênh bổ trợ tương ứng. Ví dụ nếu bạn muốn xây dựng hình ảnh là một chuyên gia trong lĩnh vực của mình, bạn cần tập trung chủ yếu vào việc chia sẻ các thông tin liên quan trên nền tảng LinkedIn - nền tảng dành cho những người chuyên nghiệp. Ngược lại, nếu bạn hướng đến hình ảnh một người Kết nối, kênh chọn sử dụng nên là các kênh có mức độ phủ sóng rộng rãi như Facebook hay Instagram.

Dù bạn lựa chọn kênh truyền thông nào, bạn nên tập trung xây dựng chiến lược truyền thông dựa trên các điểm sau:

a. Tạo niềm tin, xây dựng uy tín

Uy tín là sự mến phục và tín nhiệm được mọi người công nhận. Uy tín được xây dựng dựa trên các phẩm chất tốt đẹp và giá trị một người mang đến cho cộng đồng. Do đó, bất kể bạn chọn hình ảnh nào cho thương hiệu của mình trên bất kỳ nền tảng nào thì bạn đều nên tập trung vào xây dựng giá trị cho những người xung quanh. Việc xây dựng giá trị này có thể được thực hiện bằng cách hành động đơn giản như:

  • Chia sẻ các thông tin hữu ích cho cộng đồng khán giả
  • Lan tỏa tinh thần tích cực qua cách giao tiếp. Có những bình luận cổ vũ, chúc mừng những người trong vòng kết nối
  • Ghi nhận các nỗ lực của những người xung quanh

b. Mở rộng vòng kết nối

Có một nghiên cứu từ đại học Harvard chỉ ra rằng: “Những nhà khoa học có nhiều bằng sáng chế nhất chính là những người có mối quan hệ rộng nhất.”

Điều này cho thấy rằng, một vòng kết nối rộng rãi và bền vững sẽ giúp bạn tiến rất xa trên con đường sự nghiệp và cuộc sống của mình.

Một số cách bạn có thể thực hiện để mở rộng vòng kết nối của mình đó là:

  • Chủ động kết nối, tương tác với chính khán giả của mình.
  • Tham gia các sự kiện Networking trong và ngoài lĩnh vực của bạn. Bạn có thể bắt đầu với các buổi Networking liên quan đến công việc hoặc niềm đam mê của bạn. Sau đó mở rộng ra các buổi Networking đa dạng về ngành nghề hơn.
  • Tham gia các cộng đồng liên quan trên nền tảng bạn đang xây dựng và chủ động trở thành người chia sẻ, và năng nổ trong các cộng đồng ấy.

Hãy thiết lập cho mình mục tiêu và duy trì nó để đảm bảo việc mở rộng kết nối của mình. Mục tiêu này có thể đơn giản là kết nối với 10 người mỗi ngày trên nền tảng LinkedIn - 5 người cùng lĩnh vực và 5 người khác lĩnh vực. Điều quan trọng để thành công đó là bạn cần duy trì thói quen thực hiện mục tiêu này mỗi ngày.

Bạn có thể xem thêm về Bí Quyết Xây Dựng Và Duy Trì Mối Quan Hệ qua chia sẻ của chị Thái Vân Linh tại đây: 

c. Tạo điểm chạm với khán giả

Để gây ấn tượng và trở thành người được người khác nhớ đến, bạn cần thường xuyên duy trì các điểm chạm với khán giả của bạn. Các điểm chạm này nên được lên kế hoạch và lập thành một bảng thời gian biểu liệt kê các hành động cụ thể. Lưu ý: Các hành động này cần thật sự cụ thể và các nội dung cần phải sẵn sàng để đăng tải. Điều này có nghĩa, nội dung cần chuẩn bị đến mức tại thời điểm đã định, bạn chỉ cần chỉnh sửa đôi chút hoặc sao chép và đăng tải mà không cần phải suy nghĩ và viết lại từ đầu.

Ví dụ: bạn ghi chú vào kế hoạch của mình là 19:00 thứ 5 hàng tuần bạn sẽ cần đăng tải một bài viết liên quan đến ngành của mình, bạn nên cụ thể bài viết đó sẽ có chủ đề là gì, nếu có thể hãy liệt kê dàn bài chi tiết sẽ viết trong chủ đề đó.

Xây dựng chiến lược truyền thông mạnh mẽ

Dưới đây là một bảng kế hoạch mà bạn có thể tham khảo:

Bảng kế hoạch truyền thông

Để tiện theo dõi, các mục tiêu kết nối của bạn cũng có thể đưa vào cùng bảng kế hoạch này. Một trong những cách giúp bạn ghi nhớ bảng kế hoạch đó là cài đặt vào lịch của mình để được thông báo khi đến thời gian nhiệm vụ cần thực hiện. Hãy kỷ luật với bản thân và duy trì theo đúng kế hoạch của mình để gặt hái được thành công mong đợi bạn nhé.


10. Theo dõi và đánh giá

Liên tục theo dõi và đánh giá kế hoạch và quá trình thực hiện xây dựng thương hiệu cá nhân là một điều rất cần thiết. Đây là một quá trình không thể thiếu trong xây dựng thương hiệu cá nhân. Việc này sẽ giúp bạn nhanh chóng nhận ra những sai lầm, những vấn đề để có thể kịp thời rút kinh nghiệm, cải thiện và đưa ra các hướng giải quyết phù hợp.

Thường xuyên so sánh kế hoạch mục tiêu và kết quả đạt được dựa trên các chỉ số cơ bản như:

  • Số lượng tương tác trên mỗi bài đăng (lượt thích, lượt chia sẻ, bình luận, vv)
  • Mức độ mở rộng của mạng lưới kết nối (số lượng người chủ động kết nối)
  • Mức độ hiệu quả của từng kênh mạng xã hội sử dụng

Sử dụng các biểu đồ để cụ thể hóa các chỉ số, kết hợp nghiên cứu và phân tích sâu sẽ giúp bạn nhanh chóng nhìn nhận được các điểm cần cải thiện và có những giải pháp hợp lý.

Bill Gates đã có một câu nói rất nổi tiếng đó là: “It's fine to celebrate success but it is more important to heed the lessons of failure.” tạm dịch “Thật tốt để ăn mừng thành công nhưng quan trọng hơn hết đó là việc chú ý đến những bài học của thất bại.”

Do đó, duy trì đánh giá, chấp nhận sai lầm và thử thách như những bài học giá trị cũng là một trong những cách hiệu quả giúp bạn xây dựng thành công thương hiệu cá nhân của mình.