Thị Trường Mỹ Phẩm Việt Nam Hiện Trị Giá 2,6 Tỷ USD
Lĩnh vực làm đẹp và chăm sóc da hiện đại đang vẽ nên một bức tranh hoàn toàn khác so với những phương pháp truyền thống mà các thế hệ phụ nữ Việt Nam trước đó đã áp dụng. Thói quen làm đẹp của phụ nữ Việt Nam đã từng rất tối giản, chỉ tập trung vào các sản phẩm cơ bản và thiết yếu. Việc này phần lớn là do số lượng sản phẩm làm đẹp có sẵn vào thời điểm đó còn bị hạn chế. Đối với những người phụ nữ như mẹ của chúng ta khi ấy, việc sử dụng mỹ phẩm là một điều đơn giản và thiết thực.
Với quy mô thị trường hiện tại là 2,6 tỷ USD, lĩnh vực này được xem là một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất Đông Nam Á. Đặc biệt, phân khúc sản phẩm chăm sóc da dự kiến sẽ tăng vọt lên 1,9 tỷ USD vào năm 2027, do sự tác động của việc thay đổi trong sở thích làm đẹp.
1. Các yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng
Thị trường mỹ phẩm Việt Nam được dự đoán sẽ tăng từ 2,3 tỷ USD vào năm 2022 lên 3,2 tỷ USD vào năm 2027, với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 15-20%. Sự tăng trưởng này được góp phần nhờ sự tăng cao trong lượng tiêu thụ mỹ phẩm của phụ nữ, từ 76% lên 86% trong giai đoạn 2018 - 2022. Lĩnh vực chăm sóc da được dự đoán sẽ mở rộng với tốc độ CAGR là 11,7% cho đến năm 2027. Ảnh hưởng của mạng xã hội và sự nâng cao trong mức sống đã nâng tầm nhận thức về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp.
2. Điều gì khiến thị trường việt nam đáng đầu tư?
Việt Nam trở thành một thị trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư, khi người tiêu dùng sẵn sàng xuống tiền cho các sản phẩm chất lượng cao, kể cả khi thuế nhập khẩu lên đến 10-27%. Mặc dù các thương hiệu nước ngoài đang chiếm phần lớn trên thị trường, việc chuyển hướng sang các sản phẩm hữu cơ và tự nhiên đang tạo ra nhiều cơ hội hơn cho nhóm người chơi mới. Tầng lớp trung lưu đang phát triển, với mức thu nhập ngày càng tăng, sẽ góp phần củng cố tiềm năng của thị trường, với mức chi tiêu trung bình hàng tháng cho mỹ phẩm dao động từ 450.000 đồng đến 500.000 đồng (USD19 - USD21).
Thị trường mỹ phẩm Việt Nam
3. Cơ hội và thách thức
Với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 30%, thị trường mỹ phẩm Việt Nam mang đến những cơ hội đầy hứa hẹn do nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm hữu cơ và thuần chay. Cùng với sự phát triển đồng thời của thương mại điện tử và các kênh bán lẻ truyền thống, khả năng tiếp cận thị trường sẽ ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, thách thức vẫn tồn tại, bao gồm sự nhạy cảm của thị trường với biến động giá cả, và sự phát triển nhanh chóng của các xu hướng. Những người mới gia nhập thị trường sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh đáng kể từ các thương hiệu nước ngoài đang thống trị với hơn 90% thị phần. Ngoài ra, sự phức tạp trong pháp lý của Việt Nam về đăng ký sản phẩm mỹ phẩm đã đặt ra những thách thức đáng kể cho những người tham gia thị trường đầy tham vọng này.
Tóm lại, sự phát triển của ngành mỹ phẩm và làm đẹp tại Việt Nam phản ánh sự thay đổi trong lối sống và thái độ của người phụ nữ Việt Nam. Từ những phương pháp làm đẹp đơn giản, thiết thực trong quá khứ do các bà, các mẹ của chúng ta áp dụng cho đến những thói quen đa dạng và công phu của ngày nay, sự phát triển của ngành này đã cho thấy những thay đổi lớn trong văn hóa và cơ hội trao quyền phụ nữ ngày càng tăng trong xã hội Việt Nam.
XEM THÊM
Đào tạo kỹ năng làm việc văn phòng và kinh doanh
cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.
Liên hệ
Skills Bridge cung cấp các chương trình đào tạo giúp cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nâng cao kỹ năng chuyên môn, kỹ năng lãnh đạo và xây dựng doanh nghiệp thành công.
Liên hệ
Skills Bridge cung cấp các chương trình đào tạo giúp cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nâng cao kỹ năng chuyên môn, kỹ năng lãnh đạo và xây dựng doanh nghiệp thành công.
Liên hệ