JOHARI - Cửa Sổ Khai Phá Tiềm Năng Bản Thân

Có bao giờ bạn tự hỏi trong quá trình phát triển sự nghiệp, trở thành nhà lãnh đạo tương lai điều đầu tiên bạn cần làm là gì không? Câu trả lời sẽ khiến bạn bất ngờ khi không phải là những thứ gì đao to búa lớn mà là bạn phải hiểu được bản thân mình là ai, sức mạnh bên trong bạn là gì.

Tại sao hiểu được bản thân mình lại quan trọng? Khi bạn hiểu rõ bản thân, bạn có khả năng xác định những mục tiêu và giá trị cá nhân quan trọng. Việc nhận thức được những điểm mạnh và điểm yếu của mình giúp bạn tự tin hơn trong việc đối mặt với những thử thách và tận dụng cơ hội trong công việc lẫn cuộc sống.

Vậy làm cách nào để bạn biết mình giỏi/yếu cái gì? Một trong những cách nhận diện tiềm năng bản thân được sử dụng rộng rãi và phổ biến chính là cửa sổ Johari. Hãy cùng Skills Bridge khám phá trong bài viết dưới đây nhé:

1. Cửa sổ Johari là gì?

Cửa sổ Johari là một mô hình với thiết lập 4 góc dùng để nâng cao khả năng tự nhận thức, hiểu biết lẫn nhau giữa các cá nhân khác nhau trong một nhóm. Mô hình cửa sổ Johari được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1995. Tác giả của mô hình là hai nhà tâm lý học người Mỹ Joseph Luft và Harry Ingham. Hai tác giả đã đặt tên mô hình bằng chính tên ghép: Hohari. Phương pháp có thể ứng dụng trong việc cải thiện cá nhân, đội nhóm và kỹ năng giao tiếp trong bài viết này Skills Bridge tập trung vào tác động của Johari đến nhận diện tiềm năng bản thân

a. Open Area – Vùng Mở

Vùng mở là khu vực thông tin mà cả bạn biết và người khác đều biết và thống nhất quan điểm với nhau.

b. Hidden Area – Vùng Ẩn

Vùng ẩn là khu vực thông tin mà bạn đã biết nhưng người khác chưa biết. Những mong ước, tài năng mà bạn giấu kín. Vì một vài lý do như bạn còn e sợ hay không biết thể hiện như thế nào

c. Blind Spot – Điểm mù

Điểm mù là vùng thông tin bạn chưa biết nhưng những người khác đã biết. Ở khu vực này giúp bạn có những khám phá mới về bản thân mình, điều bạn cần làm là bắt tay vào hành động ngay. Nếu là điểm mạnh bạn cần nên trau dồi và tiếp tục phát huy còn nếu là điểm yếu bạn không nên vội lo lắng, tự ti mà hãy dành thời gian cải thiện chúng.

d. The Unknown Area – Vùng chưa biết

Vùng chưa biết là vùng thông tin mà cả bạn và những người khác cùng chưa biết. Không ai thực sự biết ô này ẩn chứa điều gì. Ô này chứa những tiềm năng chưa được khám phá của bạn, những câu chuyện chưa được khám phá đang đợi bạn khai phá ở phía trước.

Làm thế nào để sử dụng cửa sổ Johari một cách hiệu quả? Bắt đầu từ vùng mở (Open Area) chuyển sang vùng ẩn (Hidden Area), phá vỡ điểm mù (Blind Spot) và DẤN THÂN, cùng khám phá về vùng chưa biết sâu thẳm bên trong bạn.

2. Các bước vận dụng cửa sổ Johari vào thực tiễn

Skills Bridge gửi đến bạn 6 bước để bạn có thể thực hành ngay từ hôm nay mà không cần mất quá nhiều thời gian:

  • Bước 1: Xác định một nhóm những người bạn của bạn. Nhóm này có thể bao gồm bạn đồng nghiệp, người thân hoặc thậm chí là những người bạn biết.
  • Bước 2: Bạn hãy chọn mô tả về mình với 5-10 tính từ dựa trên một danh sách các tính từ
  • Bước 3: Bạn hãy đề nghị nhóm bạn tìm 5-10 tính từ mô tả về bạn.
  • Bước 4: Bạn phân loại các từ được cả bạn và người khác chọn vào ô mở. Còn những từ chỉ bạn chọn vào ô ẩn.
  • Bước 5: Những từ người khác đã chọn mô tả về bạn mà bạn không chọn sẽ được xếp vào ô mù. Các tính từ khác sẽ được xếp vào ô đóng-những điều cả bạn và người khác cùng chưa biết.
  • Bước 6: Bạn hãy rà soát và xem lại 4 cửa sổ của mình. Từ 4 cửa sổ này, bạn sẽ nhận diện được tiềm năng bản thân, biết những điểm mạnh cũng như điểm yếu từ đó kiên trì và tiếp tục hành động.

       "Dựa vào các bước chặt chẽ, ta có thể điều hướng đến đích những giấc mơ tưởng chừng xa vời." 

3. Một vài lưu ý khi sử dụng cửa sổ Johari

  1. Xác định rõ mục đích trước khi áp dụng: Khám phá tiềm năng hay phản hồi toàn diện
  2. Công cụ chỉ có tác dụng nếu người đã có tương tác trong công việc và sẵn sàng góp ý trên tinh thần xây dựng
  3. Chỉ thực hiện nhận phản hồi toàn diện nếu bản thân đã sẵn sàng và cầu thị để không bị tổn thương do nhận xét tiêu cực
  4. Quan trọng nhất: Bạn sẽ làm gì với những gì với những phản hồi đó

"Việc nhận diện bản thân giúp bạn xây dựng một lộ trình rõ ràng và đạt được mục tiêu nghề nghiệp một cách hiệu quả"

Việc nhận diện tiềm năng bản thân đòi hỏi sự chú tâm và kiên nhẫn. Chúng ta đã học cách lắng nghe tiếng lòng mình, đối diện với những sợ hãi và đánh giá thấu đáo những ưu điểm và khuyết điểm. Từ việc tìm hiểu sở trường đặc biệt, đam mê mãnh liệt cho đến những lĩnh vực còn chưa được khám phá, chúng ta đã dần dần khai phá ra bản thân mình trong một cách thức chưa từng có.

Quá trình này không chỉ xoay quanh việc khám phá bản thân mà còn kéo theo sự phát triển vượt bậc. Chúng ta đã học cách vượt qua những thử thách và khó khăn, từ bỏ những rào cản tâm lý và nắm bắt những cơ hội. Mỗi bước đi đều là một bài học quý giá, giúp chúng ta trưởng thành hơn và tự tin hơn trên con đường chinh phục ước mơ. Skills Bridge vẫn luôn đồng hành cùng bạn trên chặng đường phát triển thành nhà lãnh đạo tương lai.

XEM THÊM

Đào tạo kỹ năng làm việc văn phòng và kinh doanh 

cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

Liên hệ

© 2023 - Bản quyền của Công ty cổ phần Skills Bridge

Skills Bridge cung cấp các chương trình đào tạo giúp cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nâng cao kỹ năng chuyên môn, kỹ năng lãnh đạo và xây dựng doanh nghiệp thành công.

© 2024 - Bản quyền của Công ty cổ phần Skills Bridge

Skills Bridge cung cấp các chương trình đào tạo giúp cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nâng cao kỹ năng chuyên môn, kỹ năng lãnh đạo và xây dựng doanh nghiệp thành công.

© 2024 - Bản quyền của Công ty cổ phần Skills Bridge