Ứng Dụng Phân Tích Dữ Liệu Trong Hoạch Định Chiến Lược
Theo nghiên cứu từ Forrester, các doanh nghiệp dựa vào phân tích dữ liệu kinh doanh có khả năng đưa ra quyết định chính xác hơn đến 79% và tăng trưởng lợi nhuận nhanh hơn GẤP BA lần so với các doanh nghiệp không sử dụng dữ liệu.
Trong kỷ nguyên số hiện nay, phân tích dữ liệu kinh doanh đã trở thành một phần cốt lõi của quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh ở các doanh nghiệp. Công nghệ phát triển đã giúp việc thu thập thông tin và khai thác các hiểu biết sâu sắc từ dữ liệu dễ dàng hơn. Điều này giúp doanh nghiệp (1) đưa ra những quyết định chính xác hơn, góp phần (2) tối ưu hóa quy trình hoạt động và (3) tạo ra những giá trị bền vững cho tương lai.
1. VÌ SAO PHÂN TÍCH DỮ LIỆU QUAN TRỌNG TRONG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH?
Phân tích dữ liệu kinh doanh không chỉ đơn giản là việc xử lý thông tin mà còn là cách giúp các doanh nghiệp tiến xa hơn trong môi trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt. Một số vai trò trọng yếu của phân tích dữ liệu kinh doanh bền vững:
(1) Hỗ trợ đưa ra quyết định thông minh: Khi có cái nhìn rõ ràng và chính xác hơn về các xu hướng thị trường và nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định kịp thời, hiệu quả và tối đa hóa lợi ích.
(2) Tối ưu hóa hoạt động: Phân tích dữ liệu kinh doanh giúp phát hiện ra những điểm yếu trong quy trình và tìm cách cải thiện hiệu suất hoạt động.
(3) Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng: Dựa trên các dữ liệu về hành vi và sở thích của khách hàng, doanh nghiệp có thể tạo ra những trải nghiệm phù hợp với từng cá nhân. Từ đó tăng cường sự hài lòng và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về chủ đề này trong bài viết 5 phút hiểu rõ phân tích dữ liệu: làm sao để phân tích dữ liệu hiệu quả?
2. QUY TRÌNH PHÂN TÍCH DỮ LIỆU KINH DOANH
4 phương pháp phân tích dữ liệu kinh doanh
3. ỨNG DỤNG KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ĐỂ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
3.1. Trực Quan Hóa Dữ Liệu Thành Dashboard
Dashboard là gì?
Mục tiêu của chúng ta không phải là xây dựng một bộ sưu tập biểu đồ trong bảng trắng rồi gọi đó là dashboard. Chúng ta cần truyền đạt một thông điệp rõ ràng qua các biểu đồ để dashboard thực sự đáp ứng nhu cầu hoạch định kinh doanh.
Khi lựa chọn loại biểu đồ phù hợp, hãy bắt đầu với những câu hỏi cơ bản nhất: Tôi muốn hiểu/hay truyền tải điều gì đến người đọc?
Các mục tiêu trực quan hóa dữ liệu chính bao gồm:
Bảy trường hợp sử dụng chính này sẽ bao quát gần như toàn bộ nhu cầu trực quan hóa nội dung phân tích dữ liệu kinh doanh của bạn. Bằng cách trả lời câu hỏi này theo mục tiêu sử dụng, nghĩa là theo thông điệp bạn muốn truyền tải chứ không phải theo loại biểu đồ cụ thể, bạn sẽ đi đúng hướng.
7 trường hợp trực quan hóa dữ liệu
3.2. Phân Tích Dashboard Và Hoạch Định Chiến Lược
Sau khi đã xây dựng được một dashboard trực quan và rõ ràng, bước tiếp theo sẽ là đọc và phân tích dữ liệu kinh doanh từ dashboard để phục vụ cho việc hoạch định chiến lược. Dưới đây là các bước cơ bản để tận dụng dữ liệu từ dashboard trong quá trình hoạch định chiến lược.
Việc đọc và phân tích dữ liệu kinh doanh từ dashboard là một kỹ năng quan trọng để doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa dữ liệu phục vụ cho hoạch định chiến lược. Dashboard không chỉ là công cụ hiển thị số liệu mà còn là một trợ thủ đắc lực trong việc (1) đưa ra quyết định, (2) điều chỉnh chiến lược và (3) lập kế hoạch phát triển dài hạn.
4. NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
Trong phân tích dữ liệu kinh doanh, một số lỗi phổ biến có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh. Các lỗi thường gặp bao gồm: thiếu định hướng rõ ràng, dữ liệu không đầy đủ hoặc chất lượng kém, sử dụng công cụ không phù hợp, và thiếu giao tiếp, hợp tác trong nhóm. Những lỗi này có thể dẫn đến việc đưa ra các kết luận thiếu chính xác, gây khó khăn cho quá trình phân tích dữ liệu kinh doanh, và tạo ra mâu thuẫn trong ra quyết định.
Để khắc phục, doanh nghiệp nên đặt mục tiêu cụ thể và đảm bảo tất cả thành viên trong nhóm đều hiểu rõ. Hãy (1) xây dựng quy trình thu thập và quản lý dữ liệu để đảm bảo tính đầy đủ và chính xác, (2) chọn công cụ phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, đồng thời (3) tổ chức các cuộc họp định kỳ giữa các bộ phận để chia sẻ kết quả và thảo luận hướng đi.
Những lỗi thường gặp và cách khắc phục
LỜI KẾT
"Các doanh nghiệp đang trở thành những tổ chức dựa vào dữ liệu, và những công ty nào nắm vững cách ứng dụng dữ liệu, họ sẽ tạo ra nhiều tài sản nhất."
- Peter Bendor-Samuel
Trong thời đại mà mọi quyết định đều cần có căn cứ vững chắc, dữ liệu thực sự đã trở thành nguồn tài nguyên vô giá giúp các doanh nghiệp khai phá tiềm năng. Để dữ liệu trở thành “kim chỉ nam” trong hoạch định chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp cần không ngừng học hỏi và xây dựng một đội ngũ có khả năng biến dữ liệu thành lợi thế cạnh tranh. Hãy không ngừng chú trọng đến việc tạo dựng một quy trình xử lý và phân tích dữ liệu kinh doanh hiệu quả. Đó là cách để bạn có thể quan sát và phát hiện được nhiều chiến lược thú vị hơn đằng sau những con số trông có vẻ khô khan.
XEM THÊM
Đào tạo kỹ năng làm việc văn phòng và kinh doanh
cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.
Liên hệ
Skills Bridge cung cấp các chương trình đào tạo giúp cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nâng cao kỹ năng chuyên môn, kỹ năng lãnh đạo và xây dựng doanh nghiệp thành công.
Liên hệ
Skills Bridge cung cấp các chương trình đào tạo giúp cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nâng cao kỹ năng chuyên môn, kỹ năng lãnh đạo và xây dựng doanh nghiệp thành công.
Liên hệ