MÔ HÌNH PHẢN HỒI SANDWICH - NÊN HAY KHÔNG NÊN SỬ DỤNG
MÔ HÌNH PHẢN HỒI SANDWICH - NÊN HAY KHÔNG NÊN SỬ DỤNG
Các báo cáo gần đây cho biết 85% nhân viên chủ động hơn khi nhận được phản hồi tại nơi làm việc và 96% nhân viên cho rằng nhận được phản hồi thường xuyên là điều tốt. Tác giả Patrick Lencioni đã khẳng định điều này trong chia sẻ của mình rằng: “Direct and personal feedback really is the simplest and most effective way of motivation.” (Tạm dịch: “Phản hồi trực tiếp và được cá nhân hóa thực sự là cách tạo động lực đơn giản và hiệu quả nhất.”)
Hiện nay, có khá nhiều mô hình và phương pháp phản hồi mà nhà quản lý có thể sử dụng để khen hay đặc biệt là để góp ý cho nhân viên của mình. Một mô hình khá quen thuộc mà chắc hẳn các nhà quản lý ít nhất 1 lần đã nghe qua đó là Mô hình phản hồi Sandwich (hoặc Mô hình phản hồi Bánh mì kẹp).
“Kỹ thuật phản hồi Bánh mì kẹp” đã được sử dụng từ những năm 1945, và được phổ biến rộng rãi bởi Mary Kay Ash trong quyển sách Mary Kay on People Management (1984). Dù được sử dụng rộng rãi nhưng mô hình này vẫn gây khá nhiều tranh cãi trong cách sử dụng và hiệu quả thật sự mà chúng mang lại.
Mô hình phản hồi Sandwich là gì?
Phản hồi sandwich là một phương pháp phản hồi trong đó phản hồi tích cực đóng vai trò như một “bước đệm” cho phản hồi tiêu cực. Khi sử dụng, người quản lý hoặc cấp trên đưa ra phản hồi tích cực; sau đó, đưa ra những phản hồi quan trọng hoặc mang tính xây dựng và kết thúc bằng những phản hồi tích cực.
Kỹ thuật phản hồi Bánh mì kẹp
Điểm mạnh của mô hình Sandwich
Nhìn chung, những nhà quản lý thích mô hình sandwich đều cho rằng mô hình này giúp họ làm dịu cảm giác gay gắt trong các phản hồi “tiêu cực”. Cụ thể mô hình này giúp:
- Làm dịu cảm giác khó chịu của người nhận phản hồi
- Khuyến khích các chia sẻ chi tiết trong quá trình phản hồi
- Tăng khả năng tiếp nhận lời phê bình của người được nhận phản hồi
Điểm yếu của mô hình Sandwich
Trái lại, một số nhà quản lý cho rằng, việc sử dụng mô hình Sandwich để phản hồi sẽ mang đến những hậu quả tiêu cực, hay nó không giúp người nhận phản hồi nhận ra khuyết điểm và cải thiện. Một nghiên cứu từ tạp chí Journal of Behavioral Studies in Business cho biết, phương pháp này có thể mang đến những tác động tiêu cực như:
- Các điểm tốt có thể làm “lu mờ” các điểm cần cải thiện
- Khiến nhân viên mất lòng tin vào các lời khen trước đây. Hay tệ hơn là làm biến chất những lời khen thật lòng
- Dễ dẫn đến tình trạng quản lý nhận xét cho xong thay vì giúp nhân viên cải thiện
- Nghiêm trọng nhất là nhân viên hiểu sai về hiệu suất công việc hiện tại của mình và những điểm cần cải thiện
Tips để có phản hồi hiệu quả
Phản hồi là một công việc đặc biệt quan trọng trong quản lý đội nhóm, do vậy, giỏi kỹ năng phản hồi là yêu cầu tất yếu đối với nhà quản lý. Một số mẹo mà nhà quản lý có thể cân nhắc để có một phiên phản hồi hiệu quả là:
- Số lượng thông tin phản hồi: chỉ tập trung vào 1 hoặc 2 ý chính. Quá nhiều điều cần phản hồi sẽ khiến người nhận phản hồi bị quá tải và choáng ngợp.
- Phản hồi phải cụ thể và dựa trên hành vi: những phản hồi cần được đưa ra một cách thẳng thắn, được đưa ra dựa trên những hành vi và tác động mà hành vi đó gây ra.
- Thời điểm phản hồi: phản hồi cần “đúng việc, đúng lúc: Thời điểm tốt nhất để phản hồi là trong vòng 3 ngày kể từ khi vấn đề xảy ra. Ngoài ra, việc lựa chọn thời điểm phản hồi cũng cần được cân nhắc với tình hình hiện tại của người nhận phản hồi. Nếu người nhận phản hồi đang ở trong trạng thái quá tải hoặc mệt mỏi, họ sẽ khó tiếp nhận các phản hồi xây dựng. Do vậy, các phản hồi được thực hiện trong thời điểm người nhận sẵn sàng sẽ mang lại hiệu quả cao nhất.
3 mẹo cần lưu ý để phản hồi hiệu quả
Tóm lại, không có phương pháp hay mô hình phản hồi tốt nhất cho tất cả. Điều quan trọng hơn hết bạn cần nhớ trong phản hồi đó là mục tiêu đem lại cảm giác an toàn, nơi các cá nhân được tạo cơ hội để cải thiện và phát triển.
Skills Bridge hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin về mô hình Sandwich để bạn có thể tận dụng vào việc phản hồi khi phù hợp, và biết thêm vài mẹo hữu ích giúp tạo nên một buổi phản hồi chất lượng cùng đồng đội của mình.
XEM THÊM
Đào tạo kỹ năng làm việc văn phòng và kinh doanh
cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.
Liên hệ
Skills Bridge cung cấp các chương trình đào tạo giúp cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nâng cao kỹ năng chuyên môn, kỹ năng lãnh đạo và xây dựng doanh nghiệp thành công.
Liên hệ
Skills Bridge cung cấp các chương trình đào tạo giúp cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nâng cao kỹ năng chuyên môn, kỹ năng lãnh đạo và xây dựng doanh nghiệp thành công.
Liên hệ